Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất. Vì sao phải chuyển đổi các đơn vị áp suất? Đó là bởi vì các loại cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường có các đơn vị áp suất là bar,mbar, kg/cm², psi, kPa, MPa,… Mỗi khu vực thì sử dụng một đơn vị đo áp suất, ví dụ như Mỹ thường dùng: Psi, Ksi, châu Âu dùng đơn vị là bar, mbar. Châu Á và Nhật thì lại dùng kPa, MPa, pa. Tất cả các đơn vị này đều có thể chuyển đổi đơn vị áp suất tương đương nhau.
Hình 1: Đồng hồ đo áp suất hiển thị đơn vị đo áp suất bar và psi
ĐƠN VỊ | PASCAL (PA) |
BAR (BAR) |
ÁTMỐTPHE KỸ THUẬT (AT) |
ÁTMITTEPTPHE (ATM) |
KHÔ (KHÔ) |
POUND LỰC TRÊN INCH VUÔNG (PSI) |
---|---|---|---|---|---|---|
1 PA | = 1 N / m 2 | 10−5 | 1,0197×10−5 | 9,8692×10−6 | 7,5006×10−3 | 145,04×10−6 |
1 BAR | 100000 | = 10 6 dyne/ cm 2 | 1,0197 | 0,98692 | 750,06 | 14,504 |
1 AT | 98.066,5 | 0,980665 | = 1 kgf / cm 2 | 0,96784 | 735,56 | 14,223 |
1 ATM | 101.325 | 1,01325 | 1,0332 | = 1 atm | 760 | 14,696 |
1 KHÔ | 133,322 | 1,3332×10−3 | 1,3595×10−3 | 1,3158×10−3 | = 1 Torr; ≈ 1 mmHg | 19,337×10−3 |
1 PSI | 6.894,76 | 68,948×10−3 | 70,307×10−3 | 68,046×10−3 | 51,715 | = 1 lbf / in 2 |
Ví dụ: 1 Pa = 1 N/m2 = 10−5 bar = 10,197×10−6 at = 9,8692×10−6 atm, vân vân.
Ghi chú: mmHg là viết tắt của milimét thủy ngân.
TÓM TẮT NỘI DUNG [hide]
Đơn vị đo áp suất quốc tế
1. Nước Mỹ (USA)
- Nước Mỹ là nước luôn dẫn đầu về các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp đo lường. Các đơn vị sử dụng phổ biến là psi, Ksi,…
2. Khu vực châu Âu
- Anh – Đức – Pháp là các nước dẫn đầu là cái nôi của ngành công nghiệp cơ khí cũng như công nghiệp đo lường. Hiện nay các nước này vẫn có một tiêu chuẩn riêng và nâng cao hơn các nước trong khối châu Âu. Do đó, đơn vị áp suất họ sử dụng là bar và mbar,…
3. Và khu vực châu Á
- Đối với khu vực châu Á, nước Nhật là nước duy nhất được đứng trong các nước G7 với tiêu chuẩn vượt trội có thể sánh ngang với Mỹ và Đức. Đó cũng là niềm tự hào cho châu Á, vì thế họ cũng sử dụng các đơn vị áp suất riêng là Pa, MPa, kPa,..
Cách quy đổi các đơn vị đo áp suất chuẩn
- Để chuyển đổi các đơn vị áp suất, chúng ta sẽ dựa vào cách tính dưới đây làm chuẩn cho các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế. Có 5 loại đơn vị đo áp suất chuẩn như sau:
Tính theo ” hệ mét ” quy đổi theo đơn vị đo áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 0,1 Mpa (megapascal)
1 bar = 100 kPa (kilopascal)
1 bar = 1000 hPa (hetopascal)
1 bar = 1000 mbar (milibar)
1 bar = 10197,16 kgf / m²
Tính theo ” áp suất ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 0.99 atm (Khí quyển vật lý (atm))
1 bar = 1.02 (Khí quyển kỹ thuật)
Tính theo ” hệ thống cân lường ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )
1 bar = 2088.5 ( pound trên foot vuông )
Tính theo ” cột nước ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 10.19 mH2O (mét nước)
1 bar = 401.5 inH2O (inch nước)
1 bar = 1019.7 cmH2O (centimetres nước)
Tính theo ” thuỷ ngân ” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 29.5 inHg ( inch cột thủy ngân )
1 bar = 75 cmHg ( centimetres cột thủy ngân )
1 bar = 750 mmHg ( milimetres cột thủy ngân )
1 bar = 750 torr
Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế
- Dựa theo cách tính trên thì chúng ta chỉ có thể đổi từ 1 bar quy đổi ra các đơn vị đo áp suất khác. Bên cạnh đó, để có thể quy đổi bất kỳ một đơn vị nào ra các đơn vị áp suất khác và ngược lại như thế nào?
- Bạn hãy xem bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất dưới đây nhé!
Hình 2: Bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế
Cách sử dụng bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất
- Bạn cần tính:
1bar bằng bao nhiêu MPa?
1psi bằng bao nhiêu bar?
1Pa bằng bao nhiêu kPa?
…..
- Vậy để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn vào bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất sẽ thấy 2 cột: cột dọc (From) và cột ngang (To). Cột dọc (From) là đơn vị cần đổi, cột ngang (To) là đơn vị quy đổi.
- Bởi vì chúng ta phải sử dụng các thiết bị đo áp suất của các nước trên thế giới và mỗi nước thì sử dụng các đơn vị đo áp suất khác nhau. Do đó việc quy đổi các đơn vị đo áp suất sẽ gặp khó khăn đối với những ai không biết cách tính quy đổi. Với bài viết này, tôi hy vọng sẽ có thể giúp mọi người có thể làm việc thuận lợi hơn.
- Bên cạnh đó, trong việc sử dụng các loại cảm biến áp suất hay đồng hồ đo áp suất mà cần phải quy doi cac don vi do ap suat cho phù hợp. Bạn hãy dựa theo bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất tôi đã chia sẽ nhé! Chúc mọi người thành công!