You are currently viewing ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ  VẬN HÀNH HỆ THỐNG  GOM BỤI TẬP CHUNG (DUST COLLECTOR) HIỆU QUẢ

ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ VẬN HÀNH HỆ THỐNG GOM BỤI TẬP CHUNG (DUST COLLECTOR) HIỆU QUẢ

 

Thông thường bộ lọc bụi công nghiệp (Dust collector) vận hành không ổn định bởi hai yêu tố là bụi đóng dính vào màng lọc và hệ thống rũ bụi không hiệu quả hoặc kết hợp cùng lúc cả hai yêu tố này.  Không giải quyết được những vấn đề này, hệ thống Dust Collector có thể bị tắc nghẽn, lọc cần phải thay thế gây ra tổn thất về chi phí vận hành. Dưới đây là 11 điều cần biết vệ hệ thống Dust collector của công ty bạn tránh được những tình trạng này. Nếu công ty bạn cần sự hỗ trợ, chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xác định và giải quyết các vấn đề về bộ lọc bụi của bạn.

Thông số yêu cầu khi vận hành thông thường:
* Áp khí nén cho van rũ bụi   : 6-7 Bar (có thể khác nhau tùy vào loại bụi)
* Thời gian off time : 20 giây hoặc nhỏ hơn để duy trì mức chênh áp như thiết kế.
* Thời gian phun khí của van  (on time)  : 150 mili-giây.

  1. Hệ thống đường khí nén: 

Hệ thống (Dust collector) rũ bụi không tốt có thể là do các thiết bị dẫn khí bị tắc nghẽn từ bên trong. Kiểm tra và đảm bảo đường khí nén được thông tốt từ máy nén tới tank khí. Cũng cần đảm bảo rằng kích cỡ tank được chọn phù hợp.

 

 

  1. Khí nén sạch:

Luôn đảm bảo rằng khí nén không bị ẩm hoặc lẫn bụi bẩn. Cần lắp các bộ lọc nước, lọc dầu, lọc bụi và bộ phận tách nước tự động cho đường khí nén.

  1. Điều chỉnh thời gian rũ bụi:

Theo dõi và hiệu chỉnh timer phù hợp. Đối với hệ thống lọc nhỏ có thể cài đặt chế độ rũ bụi bằng mức chênh áp giới hạn. Hệ thống máy gom bụi (Dust Collector) lớn nên cài đặt ở chế độ thời gian định thời. Thời gian giữa hai lần  phun không nên quá ngắn để đảm bảo tank khí được đầy cho mỗi lần phun của van.

                   

Bộ bo mạch điều khiển rũ bụi FineTek

 

  1. Sắp xếp các dãy phun khí:

Sắp xếp các dãy phun khí sao cho dãy phun mới không gần những dãy lọc vừa mới được làm sạch trước đó. Điều chỉnh phun khí so le giữa các dãy sẽ giúp giảm nồng độ bụi. Thay đổi các chân của solenoid hoặc các ống khí trên van pilot để cài đặt phun khí so le.

 

 

  1. Thiết kế phễu Hopper

Không nên chứa bụi trong hopper vì bụi dễ bị bay lên do khí nén làm tăng nồng độ bụi hoặc bị đóng  cứng đối với những bụi dính và hút ẩm. Cần trang bị các thiết bị như van xoay, trục vít để lấy bụi khỏi hopper. Nếu sử dụng các slide gate thì nên thường mở van để bụi rớt xuống thùng chứa. Cần đảm bảo kín khí giữa các mối nối giữa van và thùng chứa.

 

  1. Rò rỉ bụi/phát thải bụi:

Mục đích để phù hợp với các quy chuẩn mới về khí thải môi trường, vật liệu lọc cần phải được thay đổi thành loại có hiệu suất cao hơn. Vật liệu màng lọc phải được chọn để lọc được các dạng hạt có kích thước đến dưới 1micron. Để giảm thiểu rò rỉ bụi/phát thải bụi các túi vải với hiệu suất thấp đang có xu hướng được thay bằng các loại túi gấp nếp pleated-bag với các loại vật liệu lọc mới như spunbond, sợi nano hoặc vật liệu lọc hiệu suất cao với màng PTFE.

 

  1. Lựa chọn vật liệu lọc:

Mỗi loại bụi có đặt tính và cách xử lý hoàn toàn khác nhau. Vì thế, đơn thuần chỉ sử dụng loại Polyester thì vẫn chưa chắc xử lý được tốt. Vật liệu phải được xử lý/mạ lớp bọc (như màng ePTFE,  HO hoặc sợi để chống điện tĩnh) để nhả bụi dễ dàng hơn. Một vài nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới việc chọn vật liệu lọc như độ ẩm, nhiệt độ, độ dẫn điện, tính ăn mòn của axit hoặc bazo.

  1. Lưu lượng xử lý:

Một vài nhân tố sẽ làm giảm lưu lượng xử lý của máy gom bụi (Dust Collector). Nhân tố thông thường nhất là sự cân bằng giữa quy trình rung giũ làm sạch lọc và tải bụi ở từng thời điểm. Để tăng được lưu lượng xử lý, diện tích vải lọc cần được bố trí nhiều thêm (thiết kế máy mới cần nhân thêm hệ số dự phòng).Trong một số trường hợp người sử dụng sẽ thay những túi vải dài hơn hoặc sửa chữa mở rộng máy để bố  trí nhiều túi lọc hơn. Phương án tốt nhất nên được chọn là thay túi thành pleated-bag để tăng diện tích lọc nhưng không đổi kích thước máy.

 

  1. Thiết kế buồng rớt bụi Drop out box:

Buồn rớt bụi là khoảng cách giữa đáy của lọc và phễu. Khoảng cách này càng lớn thì càng tốt, các hạt bụi nặng sẽ bị mất gia tốc và rớt khỏi dòng và không tiếp xúc với màng lọc. Để buồng rớt bụi được tốt đôi khi không bố trí lọc tại gần đường ống vào, bố trí lọc ngắn hơn, gắn baffle chia gió hoặc thiết kế hẳn một khoảng không cho buồng rớt đối với những hệ thống với nồng độ bụi cao. Thay thế các túi vải thành pleated-bag ngắn để tạo khoảng không cho buồng rớt bụi. Tăng khoảng cách buồng rớt còn làm giảm đi sự mài mòn của bụi.

Hệ thống rũ bụi điển hình