MCB là gì?
MCB (Miniature Circuit Breaker) là thiết bị đóng cắt bảo vệ quá tải ngắn mạch loại nhỏ, dòng định mức thấp, thường được ứng dụng trong mạng điện dân dụng. Tương tự như 1 chiếc công tắc tự động đóng/ngắt khi có sự cố về mạch điện xảy ra, nhằm bảo vệ cho người dùng an toàn và máy móc được không gây hư hỏng.
MCB là thiết bị chuyển mạch loại tép thuộc nhóm CB, thường có dòng cắt định mức và dòng cắt ngắn mạch thấp (125A/10kA) và được sử dụng thông dụng trên thị trường. MCB có chức năng bảo vệ hệ thống nói chung và các thiết bị điện (tải) nói riêng trong các trường hợp ngắn mạch, quá tải.
Ngoài ra, trong các tủ điện phân phối công nghiệp, MCB thường được sử dụng để bảo vệ cho các đường dây chiếu sáng, ổ cắm…, những dòng MCB có dòng định mức lớn được sử dụng như những MCB tổng hoặc MCB bảo vệ tải 3 pha công suất vừa và nhỏ.
Cấu tạo MCB
MCB được cấu tạo bởi các 5 bộ phận chính như sau: tiếp điểm, cơ cấu truyền động đóng cắt MCB, móc bảo vệ, hộp dập hồ quang và vỏ.
1. Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang) hoặc 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang)
2. Cơ cấu truyền động đóng – cắt MCB: có 2 cách truyền động đóng – cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Bằng tay với các MCB có dòng điện định mức không lớn. Bằng cơ điện với MCB có dòng điện lớn hơn.
3. Móc bảo vệ: Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt. Móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch.
4. Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn 1000V.
5. Vỏ: MCB có lớp vỏ bằng nhựa giúp bảo vệ và cố định các bộ phận bên trong thiết bị.
Các loại MCB
MCB được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước, dòng ngắn mạch, số pha…mà ta sẽ có các cách phân chia khác nhau. Gồm 4 loại chính:
MCB 1P: MCB 1P hay MCB tép 1P là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ pha nóng ( hay L ) trong các tủ điện bảo vệ đường dây (line) cho chiếu sáng hoặc ổ cắm…
MCB 2P: MCB 2P hay MCB 2 pha ( 1pha – 2 cực ) là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây ( pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ dây pha ( nóng hay L ) và dây trung tính ( lạnh hay N).
MCB 3P: MCB 3P hay MCB 3 pha là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 3 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha, bảo vệ 3 dây pha ( L1, L2, L3 )
MCB 4P: MCB 4P hay MCB 3 pha – 4 cực là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 4 dây ( 3 dây pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha, bảo vệ 3 dây pha ( L1, L2, L3 ) và dây trung tính ( lạnh hay N ).
Cách lựa chọn MCB cho gia đình
MCB là sản phẩm mà hầu hết tất cả mọi nhà của chúng ta hiện nay ai cũng phải sử dụng thiết bị này để bảo vệ an toàn, vậy thì khi mua MCB ta cần chọn loại nào cho hợp lí, dựa vào các thông số nào khi mua MCB cần chú ý để đảm bảo tốt nhất:
1. DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA MCB (A)
Dòng điện định mức (A) : 1A-2A-3A-4A-6A-10A-16A-20A-25A-32A-40A-50A-63A-80A-100A-125A đây là các mức dòng điện tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dựa vào các mức đó ta chọn theo nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình, từng thiết bị máy móc dựa theo công suất máy.
Ví dụ:
Một hộ gia đình sử dụng MCB gắn dưới đồng hồ điện do điện lực cung cấp tầm 40A, trong nhà thường các phòng các tầng riêng tuỳ theo nhu cầu sử dụng thiết bị điện nhiều ít ta chọn cấp bảo vệ nhỏ hơn để an toàn cho thiết bị, các lựa chọn cơ bản thường dùng như 25A cho 1 căn phòng sử dụng quạt, đèn, máy lạnh…
Các thiết bị như mô tơ bơm nước cơ bản thì chọn 6A ( dưới 3KW ) hoặc 10A nếu công suất lớn 3KW-5KW. Việc lựa chọn dòng A định mức cần có một số kiến thức về điện cơ bản để tính dòng Ampe của thiết bị cho chính xác và an toàn nhất.
2. ĐIỆN ÁP SỬ DỤNG CỦA MCB
Tại Việt Nam sử dụng điện áp là 220-240V tần số 50Hz. Đối với thiết bị nguồn điện 3 pha là 380-400V tần số 50Hz, nguồn 3 pha chỉ sử dụng nhiều trong công nghiệp không sử dụng cho dân dụng nên bài biết này cũng không đi chi tiết về nguồn 3 pha.
3 Số cực 1P, 2P, 3P, 4P ( P ký hiệu viết tắt của Poles tạm dịch tiếng việt là cực )
Ở trong hộ gia đình thường sử dụng là điện 1 pha (220V/50Hz) có 2 dây 1 dây pha (P) 1 dây trung tính (N). Như vậy khi chọn loại MCB ta ở trong dân dụng ta thường sử dụng là 1P, 2P để sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình.
3. Cách chọn MCB
Chọn loại 1P ( 1 cực ) khi chúng ta cần ngắt 1 dây pha ra khỏi thiết bị, trường hợp này thường dùng cho các thiết bị đã được đấu sẵn dây trung tính (N), cũng giống như một cái công tắc MCB làm nhiệm vụ điều khiển bật tắt thiết bị điện cần dùng như quạt, đèn,… khi có sự cố quá dòng Ampe thì MCB sẽ tự động chuyển sang chế độ tắt (OFF).
Chọn loại 2P ( 2 cực ) khi chúng ta cần ngắt 1 dây pha (P) và 1 dây trung tính (N) , trường hợp này ta ngắt hết các đường dây nối vào thiết bị, loại này nên dùng đặt ở vị trí nguồn tổng, tức là để tắt tất cả các nguồn điện vào nhà, hoặc tắt nguồn điện cả phòng hoặc các thiết bị có công suất lớn như máy lạnh, máy giặt, motor bơm nước …
Các loại MCB 3P, 4P cũng tương tự như vậy nhưng được sử dụng chủ yếu trong môi trường sản xuất, máy móc công nghiệp, với 3P là 3 dây pha (3P), 4P là 3 pha (3P) và 1 dây trung tính (N).
Thương hiệu MCB
Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất MCB nổi tiếng như: